Việc có được kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc phát triển sự nghiệp của riêng mình. Vậy kỹ năng xử lý tình huống là gì?
Kỹ năng xử lý tình huống là gì?
Kỹ năng xử lý tình huống là khả năng phát hiện, phân tích và đánh giá vấn đề (người, sự vật, hiện tượng). Từ đó, người trong tình huống, hoàn cảnh cụ thể biết cách thấu hiểu toàn diện và đưa ra được các phương án, hướng giải quyết phù hợp.

Kỹ năng xử lý tình huống được ví như thước đo đánh giá sự nhanh nhạy, tinh tế, khôn khéo. Kỹ năng này cũng được xem là chìa khóa dẫn lối thành công. Trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp cơ bản, không thể thiếu sự xuất hiện của loại kỹ năng này.
>>>Xem thêm: Lập plan kinh doanh online ngành thời trang siêu chi tiết A-Z
Ví dụ kỹ năng xử lý tình huống trong bán hàng:
Hầu hết nhân viên bán hàng đều gặp phải tình trạng khách hàng phàn nàn, la mắng về sản phẩm. Vậy với tình huống này phải xử lý sao cho thật khôn khéo? Một nhân viên chuyên nghiệp cần có kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp thật tốt.
Trước hết, bạn không nên “đấu khẩu” với khách hàng mà cần xin lỗi khách hàng vì những điều khách hàng đang gặp phải. Không nhất thiết phải phân định đúng sai trong những lúc như thế này. Khách hàng cần thấy rằng họ được quan tâm. Họ bỏ tiền ra mua, đôi khi là gồm cả tiền mua sản phẩm và mua chất lượng phục vụ.
Xử lý tình huống thất bại trong giao tiếp do đâu?
Mỗi người sẽ có những cách xử lý tình huống khác nhau. Nhìn chung, ai cũng mong sẽ có những cách xử lý tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu không đạt được kết quả như mong muốn
Nguyên nhân có thể là do:
- Không kiên nhẫn
- Không nhìn nhận, tìm hiểu rõ vấn đề để có cái nhìn, đánh giá toàn diện
- Không biết cách lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm
- Không biết cách ăn nói, hành động, không có kỹ năng giao tiếp ứng xử
- Áp dụng cùng một cách giải quyết cho mọi trường hợp,…
Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống?

Trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bạn sẽ luôn gặp phải những tình huống bất ngờ. Và trong những hoàn cảnh đó, tất cả đều cần có một kỹ năng rất quan trọng mà không ai có thể dạy bạn đó là:
kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp.
Và dưới đây là một số lý do khiến kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống lại quan trọng trong cuộc sống của mỗi người như vậy:
Giải quyết tình huống giúp bạn giữ được bình tĩnh
Xử lý tình huống trong trường hợp một sự cố bất ngờ xảy ra, việc bị căng cứng tâm lý chính là yếu tố chính dẫn đến việc nhiều người ra quyết định sai. Và nếu bạn có trang bị cho bản thân những kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp, chắc chắn bạn sẽ trở nên bình tĩnh hơn. Một khi sự căng thẳng đã được giải quyết thì mọi quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
>>>xem thêm: Kĩ thuật xây dựng facebook group từ Zero tới Hero
Cách xử lý tình huống ở trong giao tiếp

Kỹ năng xử lý tình huống trong bán hàng
Trong hoạt động của một nhân viên bán hàng, bạn sẽ cần phải tiếp xúc với hàng trăm người. Chính vì thế, sẽ có những tình huống rất bất ngờ sau mà nếu không rèn luyện cách xử lý tình huống trong giao tiếp thật tốt thì chắc chắn bạn không thể trở thành một nhân viên bán hàng giỏi:
Khách hàng than phiền
Đây là một tình huống rất phổ biến mà các tư vấn viên thường xuyên phải gặp. Trong lúc tâm trạng của khách không thoải mái, họ hoàn toàn có thể tìm bạn thể trút giận. Vì vậy, bạn sẽ cần phải làm gì?
Đối với một người có kỹ năng xử lý tình huống trong bán hàng xuất sắc, bạn sẽ cần phải biết cách giải quyết sao cho cả hai đều cảm thấy thoải mái nhất. Khách hàng cần phải thấy được sự quan tâm thật lòng của tư vấn viên. Chính vì thế, thay vì nói lý lẽ với khách, hãy lắng nghe và đặt mình vào vị trí của hành khách sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề một cách êm đẹp.
Khách hàng nghi ngờ chất lượng của sản phẩm
Đây cũng là tình huống thường xuyên xảy ra khi khách hàng cảm thấy sản phẩm mà bạn đang chào bán chưa đủ tin tưởng để khiến họ xuống tiền. Biểu hiện lúc này của khách hàng rất dễ nhận biết đó là: tỏ ý phản đối, đặt nhiều câu hỏi…..
Do đó, với một nhân viên bán hàng có khả năng xử lý tình huống, bạn cần biết cách đặt câu hỏi để nắm rõ được những nghi ngờ của khách hàng. Từ những hoài nghi của khách mà bạn nắm được, hãy cung cấp những bằng chứng xác thực để có thể có được sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Xử lý tình huống. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: CRM Profile và những lợi ích đem lại cho người sử dụng
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( ews.timviec, giatricuocsong, … )