Kinh nghiệm làm việc là chìa khóa vàng tạo nên thành công. Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV là điều cần hiểu rõ nhất hiện nay để hạ gục nhà tuyển dụng.
Mục lục
Tầm quan trọng trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc
Kinh nghiệm làm việc đối với những bạn mới ra trường cũng như người đã có kinh nghiệm trong bản cv đều phải trình bày mạch lạc, rõ ràng tránh nêu lên những điều không cần thiết gây sự nhàm chán đối với nhà tuyển dụng.
Điều quan trọng sau khi đọc xong “ quá trình làm việc” nhà tuyển dụng phải hiểu được chính xác công việc bạn đã từng làm, kinh nghiệm bạn đã có hay những kỹ năng mềm của những bạn sinh viên ra trường đã học được. Hãy nhớ rằng cách viết kinh nghiệm làm việc trong cv chính là chìa khóa thành công cho chính bản thân bạn.
>>>Xem thêm: Tư Vấn Kinh Doanh Phát Triển Cửa Hàng Điện Lạnh mới nhất 2020
Đối với người lao động đã có kinh nghiệm làm việc
Thời gian bạn đã bắt đầu công việc cũ là bao lâu? Thời gian kết thúc là khi nào? Hãy nêu lên thời gian chính xác để nhận được độ tin cậy từ nhà tuyển dụng. Bạn hãy thêm vào đấy là vị trí bạn đảm nhận, kinh nghiệm bạn rút ra từ việc bạn đã làm. Đoạn này bạn nên tập trung thể hiện rõ quan điểm, thế mạnh khi bạn nhận được vị trí mà bạn ứng tuyển.
Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm
Mới ra trường liệu có gì để viết? Và nên viết cái gì? Bạn đừng lo hãy viết những gì bạn đã làm, những hoạt động ngoại khóa, những luận án bạn đã tham gia hay những nơi bạn đã được thực tập. Hãy nêu rõ những kỹ năng mềm bạn có như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, làm việc nhóm…điều ấy sẽ giúp ích nhiều cho bạn.
Giải pháp tích lũy kinh nghiệm trong công việc
Xem học hỏi là một lộ trình
Không phải học một ngày là xong; không phải học những kiến thức, kỹ năng chung chung… nếu muốn có được nhiều kinh nghiệm và nhất là kinh nghiệm để ứng dụng vào công việc, bạn cần trau dồi năng lực theo từng thang bậc phù hợp với vị trí hiện tại cũng như nấc thang mà bạn đang phấn đấu hướng tới.
Học hỏi là một lộ trình
Kinh nghiệm làm việc cần thời gian để tích hợp từ từ nên trong quá trình làm việc, bạn nên chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng đón nhận mọi thứ như một bài học và “cất giữ” nó. Theo nghiên cứu, những người có được sự nhuần nhuyễn trong công việc hiện tại sẽ dễ được cân nhắc vào các vị trí cao hơn là người cái gì cũng biết một chút mà không liên quan mật thiết với nhau.
Tự đánh giá bản thân để trau dồi
Mỗi vị trí đều có những tiêu chuẩn riêng nên dựa trên điều này, bạn có thể tự đánh giá lại bản thân còn thiếu sót ở đâu, từ đó có kế hoạch “lấp đầy” chúng. Nhà tuyển dụng chọn bạn hay sếp giao cho bạn một dự án không đồng nghĩa là họ hoàn toàn tin tưởng và đánh giá cao bạn mà vì muốn trao cho bạn cơ hội. Vậy nên hãy cố gắng phát triển bản thân mỗi ngày để sở hữu vốn kinh nghiệm hữu ích.
Luôn đặt ra những câu hỏi cho mình
Tự truy vấn bản thân sau mỗi ngày làm việc sẽ giúp bạn hiểu rõ được giá trị của công việc và năng lực bản thân, từ đó bổ sung các khiếm khuyết còn thiếu, hoàn thiện chính mình.
Cụ thể, bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau đây:
– Ngày hôm nay, công việc của bạn đã diễn ra như thế nào? Bạn rút ra điều gì từ thành công/ khó khăn đó?
– Kế hoạch công việc ngày hôm sau của bạn là gì? Ai sẽ là cộng sự hỗ trợ công việc cho bạn sắp tới?
– Bạn cần trả lời email, điện thoại, gặp gỡ ai đó vào ngày mai không?
Nhiều người cứ lao đầu vào làm việc
Miễn sao hoàn thành đúng thời hạn mà không cần biết mình đã học hỏi được những gì, tích lũy được kinh nghiệm gì từ công việc ấy. Đến lúc gặp lại tình huống tương tự, họ lại mò mẫm như thể đây là lần đầu tiên đảm nhận việc này. Vừa mất thời gian, lại vừa bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.
Có người cũng ý thức được việc xem mình đã làm và học được những gì nhưng họ lại làm việc đó vào cuối năm, nghĩa là một năm hoặc 6 tháng mới tổng kết một lần. Khoảng thời gian kéo dài này dễ khiến bạn mất nhiều thời gian để mò mẫm, tìm kiếm lại từng dự án cụ thể, đó là chưa kể đến việc bạn có thể bỏ sót một số nội dung quan trọng. Bởi vậy, bạn cần có bí quyết riêng.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về kinh nghiệm làm việc là gì. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: CASE TƯ VẤN THỰC TẾ: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH MỸ PHẨM HÀN QUỐC
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( 123job, careerbuilder, … )