Không ít sinh viên ca thán “nhà tuyển dụng không chọn tôi bởi vì tôi không có kinh nghiệm. Phải đi làm thì mới có nhiều trải nghiệm chứ, tôi vừa tốt nghiệp thì lấy đâu ra?” Nếu bạn từng có suy nghĩ này, tốt hơn đừng nhắc lại nữa. Sinh viên Việt Nam ngày nay cực kỳ năng động và luôn biết cách chuẩn bị nền tảng, tạo dựng kinh nghiệm tốt nhất cho mình để được các nhà tuyển dụng để mắt đến khi tốt nghiệp. Cùng tìm hiểu về kỹ năng tích lũy kinh nghiệm qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Kỹ năng tích lũy kinh nghiệm hãy vừa học vừa làm
Khi đã xác định phương án tích lũy kinh nghiệm cho hành trang tìm việc của mình bằng cách vừa học vừa làm thêm thì bạn hãy dành hết sức để thực hiện nó. Dưới đây là 4 điều quan trọng mà chị Hải Yến chia sẻ rằng các bạn nên ghi nhớ nhằm đảm bảo bạn sẽ có được quãng thời gian vừa học tập vừa làm việc hiệu quả nhất:
Luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh. Bởi vì nếu bạn xác định sai mục tiêu, mọi sự tập trung và lĩnh hội của bạn sẽ hoàn toàn khác. Một mục tiêu sai lệch khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả không đáp ứng được những gì mà bạn kỳ vọng.
>>>Xem thêm: Lập kế hoạch cuộc đời một cách hiệu quả
Kỹ năng tích lũy kinh nghiệm hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học
Hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này có ý nghĩa rằng bạn đang bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, làm sáng tỏ hơn những cách thức mà công việc tương lai sẽ vận hành. Đồng thời, nó lại có giá trị bổ sung một cột mốc vào lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn.
Còn gì tốt hơn khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển. Không quá khó khăn, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành ngữ văn – báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường marketing, kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…
Kinh nghiệm làm việc là gì?
Kỹ năng tích lũy kinh nghiệm làm việc là toàn bộ những gì bạn tích lũy được trong quá trình “ăn nằm” với nó, giúp bạn giải quyết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và đây chính là công thức “tuyệt mật” về kinh nghiệm làm việc:
Work Experience (Kinh nghiệm làm việc) = Mindset + Tool + Problem
– Mindset (Tư duy):
Là khả năng phát triển tư duy của bạn, được hình thành từ nhiều yếu tố như kiến thức lĩnh hội, trải nghiệm cuộc sống…
– Tool (Công cụ):
Chính là những mô hình, phần mềm ứng dụng… bổ trợ cho bạn trong công việc diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn thay vì thực hiện thủ công.
– Problem (Vấn đề):
Đây được xem là yếu tố thực tiễn quan trọng, cho thấy khả năng nhận biết, “mổ xẻ” và giải quyết vấn đề của mỗi người.
Các chuyên gia cho rằng, sau mỗi lần khắc phục Vấn đề bằng Công cụ, bạn lại có thêm Tư duy, dần dần tích lũy Tư duy càng nhiều, khả năng giải quyết Vấn đề và trình sử dụng Công cụ của bạn lại càng tăng lên; lúc này, lượng kinh nghiệm của bạn sẽ “giàu” hơn.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn kinh doanh ngành hàng thời trang giày dép cho newbie từ A-Z
Giải pháp tích lũy kinh nghiệm trong công việc
Xem học hỏi là một lộ trình
Không phải học một ngày là xong; không phải học những kiến thức, kỹ năng chung chung… nếu muốn có được nhiều kinh nghiệm và nhất là kinh nghiệm để ứng dụng vào công việc, bạn cần trau dồi năng lực theo từng thang bậc phù hợp với vị trí hiện tại cũng như nấc thang mà bạn đang phấn đấu hướng tới.
Học hỏi là một lộ trình
Kỹ năng tích lũy kinh nghiệm cần thời gian để tích hợp từ từ nên trong quá trình làm việc, bạn nên chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng đón nhận mọi thứ như một bài học và “cất giữ” nó. Theo nghiên cứu, những người có được sự nhuần nhuyễn trong công việc hiện tại sẽ dễ được cân nhắc vào các vị trí cao hơn là người cái gì cũng biết một chút mà không liên quan mật thiết với nhau.
Tự đánh giá bản thân để trau dồi
Mỗi vị trí đều có những tiêu chuẩn riêng
Nên dựa trên điều này, bạn có thể tự đánh giá lại bản thân còn thiếu sót ở đâu, từ đó có kế hoạch “lấp đầy” chúng. Nhà tuyển dụng chọn bạn hay sếp giao cho bạn một dự án không đồng nghĩa là họ hoàn toàn tin tưởng và đánh giá cao bạn mà vì muốn trao cho bạn cơ hội. Vậy nên hãy cố gắng phát triển bản thân mỗi ngày để sở hữu vốn kinh nghiệm hữu ích.
Luôn đặt ra những câu hỏi cho mình
Tự truy vấn bản thân sau mỗi ngày làm việc sẽ giúp bạn hiểu rõ được giá trị của công việc và năng lực bản thân, từ đó bổ sung các khiếm khuyết còn thiếu, hoàn thiện chính mình.
Cụ thể, bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau đây:
– Ngày hôm nay, công việc của bạn đã diễn ra như thế nào? Bạn rút ra điều gì từ thành công/ khó khăn đó?
– Kế hoạch công việc ngày hôm sau của bạn là gì? Ai sẽ là cộng sự hỗ trợ công việc cho bạn sắp tới?
– Bạn cần trả lời email, điện thoại, gặp gỡ ai đó vào ngày mai không?
Bai viết trên đã cho các bạn biết về Kỹ năng tích lũy kinh nghiệm. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm :Facebook Marketing Là Gì? Ưu Nhược Điểm Thế Nào?
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( careerbuilder, chefjob, … )