Mục lục
Định nghĩa chức năng kiểm tra (Checking)

Chức năng kiểm tra trong tiếng Anh là Checking. Kiểm tra là việc đo lường quá trình thực hiện kế hoạch trên thực tế, qua đó phát hiện những sai lệch nhằm đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo rằng tổ chức sẽ thực hiện được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
>>>Xem thêm :CASE TƯ VẤN THỰC TẾ: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH MỸ PHẨM HÀN QUỐC
Hình thức chức năng kiểm tra
– Kiểm tra có vai trò quan trọng, bao trùm toàn bộ quá trình quản lí bởi vậy thường được triển khai trước quá trình (kiểm tra lường trước), trong quá trình (kiểm tra đồng thời) và sau khi thực hiện kế hoạch (kiểm tra phản hồi).
Sự cần thiết của chức năng kiểm tra
– Chức năng kiểm tra bao gồm việc đo lường và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo các mục tiêu của tổ chức đã được đặt ra trong kế hoạch được hoàn thành.
– Trong quá trình thực hiện kế hoạch thường xảy ra những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến khiến tổ chức đi chệch hướng khỏi kế hoạch hoặc hoàn thành kế hoạch không đúng tiến độ.
– Bởi vậy, nhà quản lí cần thực hiện chức năng kiểm tra để dự đoán và phát hiện những trục trặc có thể nảy sinh và đưa ra biện pháp khắc phục đưa tổ chức hoàn thành mục tiêu của kế hoạch đã đề ra.
– Kiểm tra là chức năng cơ bản của mọi nhà quản lí, từ nhà quản lí cấp cao đến các nhà quản lí cấp cơ sở.
Vai trò của chức năng kiểm tra
– Chức năng kiểm tra giúp các nhà quản lí đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao thông qua việc xác định lại các nguồn lực của tổ chức (ở đâu, ai sử dụng, sử dụng như thế nào) để từ đó sử dụng hiệu quả hơn những nguồn lực này.
– Kiểm tra giúp các nhà quản lí đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch, tìm kiếm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
– Kiểm tra giúp các nhà quản lí kịp thời ra các quyết định cần thiết để đảm bảo thực thi quyền lực quản lí và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra chức năng kiểm tra còn giúp tổ chức theo sát và ứng phó với sự thay đổi của môi trường.
Các hình thức kiểm tra.
Trong dạy học, người ta thường sử dụng các hình thức kiểm tra sau:

a. Kiểm tra thường xuyên.
Hình thức kiểm tra này còn được gọi là kiểm tra hàng ngày vì nó được diễn ra hàng ngày. Kiểm tra thường xuyên được người giáo viên tiến hành thường xuyên.
>>>xem thêm: Kỹ Năng Tiếp Nhận Phê Bình – Đáng Học Hỏi
– Mục đích của kiểm tra thường xuyên.
- Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và học sinh.
- Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.
- Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.
– Kiểm tra hàng ngày được tiến hành:
- Quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có tính hệ thống.
- Qua quá trình học bài mới
- Qua việc ôn tập, củng cố bài cũ
- Qua việc vận dụng tri thức vào thực tiễn.
b. Kiểm tra định kỳ.
– Kiểm tra định kỳ thường được tiến hàng sau khi:
- Học xong một số chương
- Học xong một phần chương trình
- Học xong một học kỳ
Do kiểm tra sau một số bài, chương, học kỳ của một môn học nên khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nằm trong phạm vi kiểm tra là tương đối lớn.
– Tác dụng của kiểm tra định kỳ
- Giúp thầy trò nhìn nhận laị kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định.
- Đánh giá được việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sau một thời hạn nhất định.
- Giúp cho học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học.
- Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học sang những phần mới, chương mới.
c. Kiểm tra tổng kết.
– Hình thức kiểm tra tổng kết được thực hiện vào cuối giáo trình, cuối môn học, cuối năm.
– Kiểm tra tổng kết nhằm:
- Đánh giá kết quả chung
- Củng cố, mở rộng toàn bộ tri thức đã học từ đầu năm, đầu môn học, đầu giáo trình,
- Tạo điều kiện để học sinh chuyển sang học môn học mới, năm học mới.
Một số điểm cần lưu ý:

– Giáo viên không nên chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết để đánh giá học sinh, phải kết hợp với việc kiểm tra thường xuyên, phải theo dõi hàng ngày mới giúp cho người giáo viên đánh giá đúng, chính xác thực chất trình độ của học sinh.
– Khi tiến hành kiểm tra cần chú ý:
- Tránh có lời nói nặng nề, phạt học sinh.
- Nên khuyến khích, động viên những tiến bộ của học sinh dù cho đó là những tiến bộ nhỏ.
- Khi phát hiện được nguyên nhân những sai sót, lệch lạc nên có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Chức năng kiểm tra. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: 5 BƯỚC TỐI ƯU LANDING PAGE – NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO GOOGLE ADS
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( voer.edu, simonhoadalat, … )
Bình luận về chủ đề post