Kinh doanh gốm sứ theo chuỗi hệ thống mang lại nguồn lợi nhuận bền vững, không gặp phải áp lực cạnh tranh từ thị trường, đảm bảo an toàn về nguồn vốn.
Kinh doanh sinh lợi nhuận luôn là mục tiêu của mọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, kinh doanh trên lĩnh vực nào, làm sao để lợi nhuận bền vững luôn là bài toán khó có lời giải với những ai đang hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế.
Qua nghiên cứu thị trường, các chuyên gia về chiến lược nhận định, phát triển kinh tế từ việc tham gia các chuỗi hệ thống phân phối gốm sứ là một hướng kinh doanh đầy tiềm năng trong tương lai không xa. Lý do bởi lĩnh vực này ít vấp phải sự cạnh tranh từ thị trường, mang đến nguồn lợi nhuận bền vững từ nhu cầu thiết yếu của người dân.
Phải… mê
Nếu chỉ thích gốm sứ Nhật thì bạn có thể dừng lại ở cương vị người chơi gốm sứ Nhật. Còn nếu đã mê, bạn sẽ quyết tâm tìm hiểu rất kỹ về nó. Một khi đã rành rọt thì tại sao không vừa chơi gốm sứ Nhật, vừa bán kiếm tiền?
Để trở thành người buôn gốm sứ Nhật chuyên nghiệp, bạn phải tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản; nguồn gốc, lịch sử vì sao từng dòng gốm Nhật ra đời… rồi mới tìm hiểu nguồn hàng, lấy hàng về bán.
Hãy bắt đầu là cộng tác viên
Hiện một số cửa hàng hỗ trợ cho những bạn thực sự đam mê, yêu thích gốm sứ Nhật và muốn kiếm thêm thu nhập nên sẵn sàng cho các bạn đăng hình ảnh sản phẩm (SP), chào bán, có khách mua thì đến cửa hàng lấy SP giao cho khách. Nếu chăm chỉ, trung bình bạn có thể kiếm được khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Có những bạn mua ít SP về bán online nhưng lúc này bạn đã thành người đi sau, bán online phải là SP độc lạ… Nếu muốn bán được, bạn phải chịu khó săn hàng nhanh trên mạng và canh khi mối sỉ mới khui hàng.
30 triệu đồng thành… chủ
Mười triệu đồng để thuê mặt bằng, 20 triệu đồng nhập hàng từ các cửa hàng chuyên bán sỉ gốm sứ Nhật về bán. Bạn phải tham khảo, so sánh giá và chọn cửa hàng có giá tốt nhất thì mới đảm bảo mức lời.
Tiêu chí chọn mặt bằng: nếu chấp nhận cạnh tranh thì mở cửa hàng ngay cạnh cửa hàng có sẵn khác để bán. Nhưng bạn phải đi dòng SP khác và cách bán hàng khác biệt (như bán cân ký thay vì bán món) và cùng nhắm đến đối tượng khách hàng chung để tập trung thành một “phố gốm sứ Nhật”.
Ngược lại, nếu muốn tìm khách hàng riêng thì có thể mở cửa hàng ở vùng ven hoặc gần nơi bạn ở cho tiện. Không sợ cửa hàng xa vì khách đã thích thì xa mấy cũng đến.
Trên nhiều trang mạng, có những lô gốm sứ Nhật thanh lý 1 tấn hàng giá khoảng 30 – 40 triệu đồng. Nếu nhiều vốn hơn, bạn có thể ôm nguyên lô, về lọc ra và chọn hàng tuyển. Sẽ có một số SP độc, lạ và giá bán của nó sẽ rất cao, mang lại cho bạn mức lời gấp hai – ba lần so với giá vốn. Trong khi phần lớn SP đại trà, mức lời khoảng 30%; thậm chí có món chấp nhận bán lỗ để hút khách và lấy cái giá cao bù vào cái giá thấp, tính trên tổng lô hàng đảm bảo bạn không lỗ.
Với số vốn 30 – 40 triệu đồng, bạn cũng có thể kinh doanh qua nhượng quyền. Một số cửa hàng chuyên doanh gốm sứ Nhật sẽ giúp bạn thiết kế cửa hàng, cung cấp nguồn hàng cho bạn và bán dưới thương hiệu của họ mà không phải trả phí nhượng quyền.
“Săn” nguồn hàng uy tín, không lo tồn kho.
Thường những người trong nghề sẵn sàng chia sẻ với bạn nguồn hàng uy tín để bạn nhập về bán, vì nguồn gốm sứ Nhật không khó tìm, giá lại không quá cao. Đặc biệt, SP đang được mọi đối tượng ưa chuộng, dễ có đầu ra và là mặt hàng không lo tồn kho.
Gốm sứ Nhật có đủ mức giá, hàng nguyên đai nguyên kiện (Nhật đóng hàng chuyển qua Campuchia, từ đây đóng hàng về Việt Nam, không qua khui lọc) có giá khoảng 30 – 40 triệu đồng/tấn. Gồm nhiều mặt hàng khác nhau tô, chén, dĩa, ly, bình…
Nếu nhập hàng tuyển chọn thì lấy về bạn chỉ cần trưng lên kệ bán, giá sỉ có thể cao gấp đôi – ba lần so với hàng nguyên đai kiện.
Thỉnh thoảng, bạn hãy đi Thái Lan, Campuchia để tham khảo hàng và xách tay được vài món hiếm, bán giá cao. Song, đừng nghĩ sẽ lấy hàng từ nguồn này vì phải nhập cảng lượng lớn. Hàng gốm sứ Nhật thường đi kèm hàng điện tử, gia dụng, quần áo…
Tham gia “liên minh”
Ngành gốm sứ Nhật có cái hay là không cạnh tranh nhau, mọi người có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, liên kết giữa các cửa hàng, người bán có thể trao đổi SP với nhau. Khi gom đủ bộ thì sẽ bán được giá, vì có những bộ chỉ thiếu một món cũng sẽ bị mất giá.
Hiện, tại TP.HCM có không quá 40 cửa hàng chuyên doanh gốm sứ Nhật có tên tuổi được nhiều người biết đến, trải rộng khắp các quận, chủ yếu là quận 5, quận 10 vì nơi đây là đầu mối giao thương hàng hóa.
Học từ khách hàng
Bạn phải lắng nghe góp ý của khách, có khách am hiểu hơn người bán và giúp bạn định lại giá trị cho SP.
Quan trọng nhất là phải làm sao kéo được khách đến cửa hàng thông qua quảng cáo, chất lượng SP, cách phục vụ, chăm sóc khách… Gốm sứ Nhật là SP đặc thù mang tính nghệ thuật, vì vậy không nên quảng cáo bán SP một cách trực tiếp, nêu giá SP cụ thể mà chỉ nên giới thiệu địa điểm của mình như một nơi đến để tham quan, giao lưu, thưởng lãm mà khách không nhất thiết phải mua hàng.
Gốm sứ Nhật không phân theo dòng SP bán chạy, đẳng cấp, độ tuổi người chơi, mà tùy sở thích mỗi người. Khách ban đầu sẽ thích nhiều dòng SP và SP độc lạ; sau họ sẽ thích dòng SP riêng (men thô, men trơn, men lam…); có người thích vẻ đẹp hiện đại, có người thích hoài cổ…
Tiết giảm chi phí, tạo thương hiệu
Bạn cố gắng tự học hỏi các kỹ năng bán hàng, marketing… thay vì thuê bên ngoài sẽ tốn chi phí ban đầu, có thể lên tới 100 triệu đồng. Khi chạy quảng cáo, cần nhắm đúng đối tượng khách hàng, phần lớn tập trung ở độ tuổi 25 – 45 có cuộc sống, thu nhập ổn định, rành công nghệ. Chú trọng khách hàng nữ.
Có những ngày chẳng bán được gì, có những ngày bán cả 40 – 50 triệu đồng, bạn nên chuẩn bị tâm lý này để không bỏ cuộc.
Chúc các bạn thành công !!!