Biết lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Biết lắng nghe bạn sẽ hiểu và thông cảm cho người khác, biết người khác hiện tại như thế nào và muốn gì. Biết lắng nghe bạn sẽ thấy cuộc sống này thêm ý nghĩa hơn con người trở nên gần gũi với nhau hơn. Cùng tìm hiểu về vai trò của lắng nghe qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Vai trò của lắng nghe như thế nào cho đúng?
Cuộc hành trình ngàn dặm luôn bắt đầu từ một bước nhỏ. Để nghe hiệu quả, bước đầu tiên bạn cần thay đổi một số thói quen nhỏ:
Vai trò của lắng nghe đầu tiên, thay đổi thái độ :
Muốn có kỹ năng lắng nghe hiệu quả cũng như người lắng nghe tốt thì đầu tiên phải “muốn”. Nếu các bạn không muốn lắng nghe thì mọi điều khác đều vô nghĩa.
Thứ hai, thay đổi cử chỉ :
Thay vì lơ đãng, không tập trung vào cuộc trò chuyện thì hãy nhìn vào người nói để thể hiện sự mong muốn được lắng nghe những điều họ chia sẻ. Ngoài ra, cần có những cử chỉ thể hiện sự đồng ý như gật đầu hay mỉm cười, hào hứng khi nghe câu chuyện. Những hành động này tuy nhỏ nhưng thể hiện sự tôn trọng người khác..
Thứ ba, thay đổi lời nói:
Thay vì ngồi im lặng thì các bạn hãy thể hiện mình là người biết nói, biết lắng nghe. Các bạn cần đáp lại những câu chuyện mà họ kể thông qua các từ khen như : ô, tuyệt quá, hay quá… Khi đó, họ sẽ cảm thấy bạn có thành ý và quan tâm đến câu chuyện mà họ nói. Từ đó thường xuyên chia sẻ thông tin với bạn.Kỹ năng lắng nghe không hề đơn giản phải không? Hãy luyện tập ngay từ bây giờ.
>>>Xem thêm:Lập plan kinh doanh online ngành thời trang siêu chi tiết A-Z
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Tập trung lắng nghe
Vai trò của lắng nghe tập trung lắng nghe những gì người khác nói chính là tôn trọng họ. Trong quá trình giao tiếp, sự lơ đễnh, thiếu tập trung vào câu chuyện sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người nói. Nếu bạn chỉ nghe ngẫu nhiên nhưng không tập trung, không hiểu người đối diện nói những gì nghĩa là bạn chưa đặt mình vào câu chuyện. Sự tập trung của bạn còn thể hiện qua cảm xúc, ánh mắt, thái độ, cử chỉ khi trò chuyện.
Khuyến khích người nói
Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể bày tỏ thái độ, cảm xúc của mình để bày tỏ quan điểm của mình với những gì họ nói như: Cười, gật đầu, tiếc nuối, hạnh phúc, lo lắng… Hoặc bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể là lắc lư, bắt tay, đặt tay lên vai, xích lại gần hơn…
Bên cạnh đó, bạn có thể biểu đạt bằng những câu như: “Thế à!”, “Ồ, tôi hiểu rồi!”, “Tiếp đến thế nào?”… Những biểu hiện của bạn sẽ là nguồn an ủi, khuyến khích người nói, tạo động lực cho cuộc rèo chuyện, giúp họ sẵn lòng chia sẻ và khiến mối quan hệ gắn bó hơn.
Phản hồi người nói
Cứ mãi lắng nghe vẫn chưa đủ, bạn không thể chỉ lắng nghe trong suốt một câu chuyện dài mà bạn cần bày tỏ sự quan tâm bằng cách trả lời những câu nói của người đối diện. Hoặc bạn có thể đặt câu hỏi liên quan đến những nội dung đang nói để gợi mở câu chuyện, giúp cho họ chia sẻ nhiều hơn. Sự phản hồi của người nghe sẽ giúp cho cuộc trò chuyện thêm phần sinh động.
>>>Xem thêm: CASE TƯ VẤN THỰC TẾ: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH MỸ PHẨM HÀN QUỐC
Nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Tập trung vào cuộc giao tiếp
Giao tiếp là tương tác hai chiều, bạn không thể tiếp thu được những gì đối phương truyền đạt nếu không có sự tập trung.
Bên cạnh đó, việc bạn để ý những thứ xung quanh và thiếu tâp trung vào cuộc trò chuyện sẽ làm đối phương cảm thấy khó chịu, khó lòng gây được thiện cảm.
Bạn nên tập trung vào cuộc giao tiếp bằng cách hạn chế những nguyên nhân gây ra sự xao nhẵng như: tắt điện thoại, tìm một không gian yên tĩnh để trò chuyện…
Tuyệt đối không được ngắt lời
Ta có thể chắc chắn rằng, một người có thói quen ngắt lời người khác không thể có khả năng lắng nghe giỏi. Muốn lắng nghe tốt, điều kiện đặt ra là bạn phải để cho đối phương có “không gian” để nói, thay vì dành hết phần nói của họ.
Không chỉ có vậy, khi bị bạn ngắt lời sẽ khiến đối phương khó chịu, không còn muốn chia sẻ. Để hiểu này một cách rõ nhất, bạn hoàn toàn có thể đặt mình vào địa vị của đối phương để cảm nhận. Chắc hẳn bạn cũng không thích những người cứ luôn cướp lời của bạn, phải vậy không?
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Vai trò của lắng nghe. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Bán Đồng Hồ Thì Nên Target Cái Gì? Gợi Ý Target Quảng Cáo Facebook Ads Siêu Hay
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( tamlynqh, cet.edu, … )