Chúng ta có rất nhiều phương pháp massage khác nhau được sử dụng để thư giãn cũng như trị liệu. Một trong số đó tập trung tác động vào các khu phản xạ trên cơ thể để đạt được mục đích chăm sóc sức khỏe. Trong nội dung dưới đây Ghế massage Okasa sẽ chia sẻ với các bạn Phương pháp massage khu phản xạ bàn chân trị bệnh nhé.
Hiểu về phương pháp massage khu phản xạ
Bàn chân là bộ phận cơ thể rất quan trọng bởi là nơi có nhiều huyệt đạo, dây thần kinh kết nối với các bộ phận cơ thể khác như tim, phổi, gan, thận, dạ dày… đến não. Vì vậy, khi tác động đến các vị trí, khu vực trên bàn chân bằng cách massage bấm huyệt cũng đồng thời là tác động đến các cơ quan, bộ phận cơ thể có liên quan để tăng cường chức năng hoạt động của các bộ phận này; giúp nâng cao sức khỏe cơ thể.

Đặc biệt, trên bàn chân còn có các khu phản xạ tương ứng với các bộ phận trong cơ thể và khi massage bấm huyệt các khu phản xạ sẽ có tác dụng kích thích máu lưu thông tốt hơn đến các bộ phận này, hỗ trợ điều trị và phục hồi thương tổn.
Các bạn lưu ý nên massage chậm rãi và luân phiên thay đổi vị trí massage chứ không nên tác động quá lâu vào một chỗ. Các bạn cũng nên ngâm chân bằng nước nóng, sau đó lau khô chân rồi xoa một chút kem massage hoặc tinh dầu lên chân để quá trình massage được dễ dàng và tăng thêm hiệu quả.
Phương pháp massage khu phản xạ bàn chân trị bệnh
Dưới đây là cách xác định một số khu phản xạ trên bàn chân để các bạn thực hiện massage xoa bóp khi xuất hiện bệnh lý, đau nhức ở các bộ phận cơ thể có liên quan.

– Khu phản xạ liên quan cột sống: nằm dọc ở bờ trong của bàn chân, từ giữa ngón chân cái tới gần gót chân. Nếu bị đau nhức ở khu vực cột sống, thắt lưng, các bạn hãy massage xoa bóp khu phản xạ này trong khoảng 1 – 2 phút sẽ đỡ.
– Khu phản xạ của vùng đầu, cổ: là điểm nằm trên ngón chân cái. Cách tìm khu phản xạ là các bạn dùng ngón tay cái day ấn mạnh và di chuyển trên ngón chân cái, nếu thấy đau nhói ở điểm nào thì đó chính là vùng phản xạ cần tác động. Hãy day bấm mạnh ở khu phản xạ trong 5 giây sẽ có tác dụng giảm đau nhức đầu, giúp đầu óc tỉnh táo, tăng sự tập trung.
– Khu phản xạ liên quan đến họng và amidan: nằm ở chỗ đệm thịt dưới ngón chân cái. Day ấn khu vực này có tác dụng giảm đau họng.
– Khu phản xạ của mắt: có tác dụng giảm đau mắt; vị trí nằm ở phần đệm thịt ngay dưới ngón chân thứ 2 và thứ 3.

– Khu phản xạ của tai: là phần đệm thịt nằm dưới ngón chân thứ 4 và thứ 5; day ấn khu vực này giảm các bệnh về tai như viêm tai giữa, đau tai…
– Khu phản xạ liên quan đến phổi: lá phổi trái có liên quan đến khu phản xạ nằm ở chân trái và lá phổi phải có liên quan khu phản xạ nằm ở chân phải. Vị trí khu phản xạ phổi nằm ở phần cơ đệm phía dưới vùng phản xạ của mắt và tai, tức là khu vực phía dưới các ngón chân thứ 2 đến thứ 5. Cách massage là dùng đầu ngón aty cái day bấm theo chuyển động tròn trên toàn bộ khu phản xạ.
– Khu phản xạ thận: nằm ở giữa lòng bàn chân. Khi gặp các vấn đề với thận, các bạn hãy massage, day, bấm với lực đủ mạnh, di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác vào toàn bộ phần mềm ở lòng bàn chân.
– Khu phản xạ tim: nằm ở dưới ngón chân út của bàn chân trái. Massage khu phản xạ này bằng cách đặt ngửa bàn chân trái rồi dùng lực ở ngón tay cái của tay phải day ấn mạnh vào khu phản xạ này.
Các khu phản xạ nằm ở dưới da và có kích thước khác nhau, có chỗ chỉ nhỏ bằng đầu kim hoặc lớn bằng hạt đậu. Để trị bệnh bằng cách massage khu phản xạ trên bàn chân, các bạn cần thực hiện trên cả hai bàn chân và với lực đủ mạnh, phù hợp với khả năng chịu đựng của mình. Nếu tác động nhẹ thì sẽ không đạt kết quả, nhưng nếu tác động quá mạnh sẽ làm tổn thương các mao mạch và gây đau.
Ngoài việc tự massage các bạn có thể sử dụng máy massage chân, máy massage cầm tay, ghế massage toàn thân có khả năng massage chân chuyên sâu để chăm sóc cho đôi chân cũng như toàn bộ cơ thể !