Mục lục
Khái niệm môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitive Environment.
Hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất trong cách hiểu về môi trường cạnh tranh. Hiểu theo nghĩa hẹp, môi trường cạnh tranh là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có mối quan hệ liên kết kinh tế với nhau và cạnh tranh lẫn nhau.
>>>Xem thêm: Tất Tần Tật Về Mô Hình Buôn Bán B2C
Nghiên cứu về môi trường cạnh tranh
Nghiên cứu cạnh tranh của các quốc gia cần tập trung vào các khía cạnh sau:

+ Đặc trưng môi trường cạnh tranh chung: bao gồm các qui định liên quan đến cạnh tranh trên thị trường quốc gia và quốc tế, các qui định, hiệp định về cạnh tranh giữa các quốc gia, hiệp hội, khu vực thị trường…
+ Các qui định liên quan đến điều kiện cạnh tranh chung và cạnh tranh ngành như các qui định cạnh tranh không lành mạnh, các rào cản gia nhập ngành kinh doanh…
+ Các áp lực cạnh tranh trên thị trường từ các doanh nghiệp khác nhau, cũng như áp lực từ khách hàng đến doanh nghiệp…
+ Nghiên cứu các mức độ cạnh tranh như cạnh tranh về nhu cầu, cạnh tranh về mong muốn, cạnh tranh giữa các loại sản phẩm cùng loại và cạnh tranh giữa các nhãn hiệu sản phẩm.
Môi trường cạnh tranh các đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trên thị trường có thể được chia thành 4 loại: đối thủ cạnh tranh dẫn đầu thị trường (marketleader), đối thủ cạnh tranh thách thức thị trường (Marketchallanger), đối thủ cạnh tranh theo sau (marketfollower) và đối thủ cạnh tranh thị trường ngách (Marketnicher).
Việc nghiên cứu môi trường cạnh tranh giúp doanh nghiệp nắm vững các qui định trên thị trường liên quan đến cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh, các áp lực cạnh tranh… từ đó đề xuất các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp và có hiệu quả.
Trong kinh doanh quốc tế, đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp cần phải được xác định rõ ràng. Đối thủ cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp là các doanh nghiệp không cùng quốc gia.
Cấu trúc doanh nghiệp cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh cũng là một trong những vấn đề cần nghiên cứu. Cấu trúc keiretsu của các doanh nghiệp Nhật Bản, là cấu trúc kinh doanh được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong thời gian qua. Giới kinh doanh cho rằng đây là cấu trúc của các doanh nghiệp trong tương lai.
Cấu trúc doanh nghiệp Keiretsu là một hình thức tổ chức liên kết các doanh nghiệp với nhau trong các nhóm ngành, tạo cho doanh nghiệp vị thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường. Loại hình này là đặc trưng của các doanh nghiệp Nhật Bản.
>>>Xem thêm Phần mềm CRM là gì? Cách quản lý bán hàng trên Facebook với CRM Profile
Phân tích quyền lực của nhà cung ứng

Đây là lực lượng có ảnh hưởng tới doanh nghiệp và được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán hoặc thay đổi chất lượng các sản phẩm đầu vào mà họ cung cấp cho doanh nghiệp. Thông thường áp lực từ phía nhà cung cấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp cung cấp là ít hay duy nhất chỉ là một mà không có sản phẩm thay thế thì bất lợi thuộc về doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác hoặc sản phẩm thay thế. Nếu số lượng doanh nghiệp là nhiều thì áp lực này giảm. Điều này ngược lại với phần khách hàng. Ví dụ: công ty cung cấp điện là một doanh nghiệp mà điện là sản phẩm rất khó thay thế thì bất lợi thuộc về khách hàng.
Phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các công ty đang hoạt động trong cùng một ngành với doanh nghiệp. Nếu các đối thủ cạnh tranh là yếu thì doanh nghiêp sẽ có cơ hội tăng giá và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn và doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược bành trướng thế lực. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh càng mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể và tốt nhất là duy trì sự ổn định tránh xảy ra chiến tranh giá cả.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Môi trường cạnh tranh. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết cảu mình nhé.
>>Xem thêm: Hướng dẫn kinh doanh ngành hàng thời trang giày dép cho newbie từ A-Z
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( quantri, nganhangphapluat, … )
Bình luận về chủ đề post