Trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, từ cảm xúc yêu thương, cảm giác khó chịu thậm chí là những cảm xúc đáng sợ. Nếu bạn không có kỹ năng kiềm chế cảm xúc thì sẽ tạo ra những thói quen tiêu cực. Chính vì vậy, bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc bản thân để giữ bình tĩnh trong giao tiếp và xử lý mọi việc.
Mục lục
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì? Làm sao để rèn luyện?
Học cách làm chủ cảm xúc để xử lý các vấn đề tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh thực tế
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là bạn phải tìm mọi cách để kìm hãm, khống chế thể hiện cảm xúc bản thân. Mà bạn nên học cách làm chủ cảm xúc của bản thân để xử lý các vấn đề tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh thực tế. Người thành công thường có khả năng kiểm soát cảm xúc rất tốt. Học cách làm chủ cảm xúc và giữ cảm xúc luôn tích cực sẽ giúp bạn thành công trong tương lai.
>>>Xem thêm: 50+ cách thức để bạn có thể “AUTO CÓ ĐƠN HÀNG” trên Facebook?
Cách rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Học cách kiểm soát cảm xúc cá nhân chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với những bạn trẻ. Nếu bạn chưa biết cách quản lý cảm xúc cá nhân, thì dưới đây là những bài học giúp bạn nỗ lực rèn luyện cải thiện kỹ năng này:
Kiểm soát cảm xúc điều chỉnh các hành động cơ thể
Kiểm soát cảm xúc ở những tình huống khó khăn khiến cảm xúc của bạn trở nên tiêu cực, thì cần phải học cách kiểm soát nó tức thời. Kiểm soát cảm xúc để trở lại trạng thái cân bằng cảm xúc bằng cách điều chỉnh một số hành động cơ thể đơn giản như:
- Thả lỏng người: Quan sát và cảm nhận cơ thể xem căng thẳng ở đâu thì thả lỏng phần cơ thể đó. Bạn có thể mở lòng bàn tay, thả lỏng vai, buông căng cứng cơ chân. Xoay cổ và nắm mở tay. Thả lỏng cơ bắp cơ thể sẽ rất hiệu quả để xoa dịu tâm trí, thư giãn và kiểm soát cảm xúc hiệu quả.
- Hít thở sâu để giữ bình tĩnh: Nhận thấy cảm xúc của bạn vượt quá kiểm soát, hơi thở bị loạn nhịp khiến bạn căng thẳng và lo lắng. Chấm dứt cảm xúc này bằng cách hít thở sâu để thư giãn tinh thần.
Kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ
Con người vượt trội hơn hẳn các loài động vật khác bởi con người có trí tuệ. Con người có khả năng điều khiển cảm xúc của mình thông qua trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn có suy nghĩ để điều chỉnh và quản lý cảm xúc để đưa đến ứng xử, hành động.
Trí tuệ cảm xúc giúp bạn có suy nghĩ để điều chỉnh và quản lý cảm xúc
Để kiểm soát cảm xúc tốt thì nên nhìn người khác bằng thái độ tích cực, tránh những cảm xúc tiêu cực để tránh bị cảm xúc này dẫn lối hành vi của mình. Nhận biết về những ưu điểm, phẩm chất tốt của người đối diện để học tập tích lũy cho bản thân mình. Ví dụ như: Bạn bị sếp la mắng và bắt làm lại bản báo cáo lớn, vì thế bạn rất bực bội, khó chịu. Tuy nhiên, nghĩ lại tích cực hơn sẽ là cơ hội để bạn hoàn thành bản báo cáo tốt hơn, giá trị hơn.
Kiểm soát cảm xúc bằng cách sử dụng ngôn từ
Nhiều người có thói quen than vãn về những khó khăn, căng thẳng gặp phải. Tuy nhiên, bạn nên bỏ ngay thói quen này bởi nó sẽ mang đến cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân mình. Loại bỏ ngay những từ ngữ “kể khổ”, mà liên tục sử dụng những ngôn từ động viên, thúc đẩy tinh thần để sống một cách tích cực hơn. Sử dụng những ngôn ngữ tích cực không chỉ giúp đẩy cảm xúc của bản thân bạn, mà còn giúp bạn duy trì cảm xúc cho cuộc giao tiếp.
>>>Xem thêm: Cách thức hoạt động của blockchain là như thế nào?
Như bạn đã biết, cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực. Cụ thể như sau:
Những cảm xúc tích cực như niềm vui
Kiểm soát cảm xúc tình yêu và kết quả bất ngờ từ phản ứng của chúng ta đối với các sự kiện mong muốn. Tại nơi làm việc, những cảm xúc này có được đạt được mục tiêu hoặc nhận được lời khen ngợi từ cấp trên. Các cá nhân trải qua một cảm xúc tích cực có thể cảm thấy yên bình, hài lòng và bình tĩnh. Kết quả là, nó có thể khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và hài lòng. Cảm xúc tích cực đã được chứng minh là loại bỏ một người lạc quan, và trạng thái cảm xúc tích cực có thể làm cho những thách thức khó khăn cảm thấy có thể đạt được hơn
Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ
Sợ hãi và buồn bã có thể xuất phát từ những sự kiện không mong muốn. Tại nơi làm việc, những sự kiện này có thể bao gồm việc không nghe ý kiến của bạn, thiếu kiểm soát đối với môi trường hàng ngày của bạn và tương tác khó chịu với đồng nghiệp, khách hàng và cấp trên. Cảm xúc tiêu cực đóng một vai trò trong quá trình xung đột, với những người có thể kiểm soát cảm xúc tiêu cực của họ thấy mình có ít xung đột hơn so với những người không.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Kiểm soát cảm xúc. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: HƯỚNG DẪN DÙNG SIMPLE ADS VÀ TẠO QUẢNG CÁO TỪ TỆP TÙY CHỈNH
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( mindalife, cet.edu, … )