Theo quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013, có 08 hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, bao gồm: Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, Chào hàng cạnh tranh, Mua sắm trực tiếp, Tự thực hiện, Lựa chọn nhà thầu/ nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, Tham gia thực hiện của cộng đồng. Cùng tìm hiểu về đấu thầu rộng rãi qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Đấu thầu rộng rãi là gì?

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật Đấu thầu 2013.
Quy định về đấu thầu rộng rãi được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9, Chương III, Chương IV và Chương V Nghị định 30/2015/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn về đấu thầu rộng rãi. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Đấu thầu 2013.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn kinh doanh ngành hàng thời trang giày dép cho newbie từ A-Z
Phân biệt dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn:
+ Dịch vụ tư vấn bao gồm các hoạt động như sau:
– Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;
– Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;
Các dịch vụ tư vấn đấu thầu rộng rãi khác.
+ Dịch vụ phi tư vấn bao gồm các hoạt động như sau:
– Logistics
– Bảo hiểm
– Quảng cáo
– Lắp đặt không thuộc hoạt động xây lắp theo Khoản 45 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013
– Nghiệm thu chạy thử
– Tổ chức đào tạo
– Bảo trì
– Bảo dưỡng
– Vẽ bản đồ
Các hình thức Đấu thầu hiện nay:
Theo quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013, có 08 hình thức đấu thầu trong nước, bạn dựa vào tính chất và hạn mức của gói thầu để lựa chọn cho mình hình thức Đấu thầu phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành:
– Đấu thầu rộng rãi:
Hình thức đầu thầu không hạn chế số nhà đầu tư tham gia dự thầu;
– Đấu thầu hạn chế:
Hình thức này được áp dụng đối với trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc yêu cầu có một số kỹ thuật đặc thù khác. Chỉ những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu mới tham gia dự thầu được, tuy nhiên mỗi gói thầu phải có ít nhất 03 nhà đầu tư tham gia dự thầu.
– Chỉ định thầu:
Chủ thầu lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng nhu cầu của gói thầu để thương lượng và ký hợp đồng.
Chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh là hình thức mà bên mời thầu gửi yêu cầu chào hàng và nhận chào hàng (báo giá) từ nhà thầu. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn kinh doanh ngành hàng thời trang giày dép cho newbie từ A-Z
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Tham gia thực hiện của cộng đồng

1. Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
2. Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
Bình luận về chủ đề post