Mục lục
Xây dựng chiến lược marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang như thế nào ? Có dễ để triển khai, áp dụng vào thực tế hay không? liệu bạn đã làm đúng chưa? Dưới đây mình có đưa ra 1 số chiến lược để các bạn tham khảo.
Để xây dựng chiến lược Marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang mình chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Cửa hàng mới bắt đầu kinh doanh: Ưu tiên lựa chọn chiến lược định giá thâm nhập, tức định giá ở mức giá thấp hơn giá thị trường.
Giai đoạn 2: Cửa hàng tiến hành chiến lược theo giá thị trường: Lúc này sẽ giúp bạn thu lại lợi nhuận, đồng thời tạo ra tiềm lực nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh.
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào thị trường, từng chiến lược marketing khác nhau mà cửa hàng áp dụng những hình thức tăng giá, giảm giá, khuyến mại khác nhau.
– Chiến lược giá
Shop mới bắt đầu kinh doanh nên lựa chọn chiến lược định giá nhằm thâm nhập thị trường. Dựa vào quá trình phân tích giá trên thị trường đồng thời căn cứ vào số vốn bỏ ra để có thể đưa ra những mức giá phù hợp cho từng loại sản phẩm, không nên quá cao so với thị trường cũng như quá thấp, và phải đảm bảo vẫn đem về lợi nhuận tốt nhất có thể cho cửa hàng.
Các shop cũng nên lưu ý đến việc tiết kiệm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm, khi đó, với giá thấp sẽ có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
- Chất liệu đa dạng, mẫu mã đẹp, nguồn hàng dồi dào, … là những yếu tố thuận lợi cho việc lựa chọn và nhập nguồn hàng.
- Luôn thay đổi nguồn hàng khác nhau để tạo ấn tượng mới mẻ cho khách hàng.
- Nên sử dụng kênh phân phối trực tiếp đến tay người dùng thông qua việc bán hàng trực tiếp và online, giao nhận hàng tận nơi cho khách hàng có nhu cầu.
– Xúc tiến
1. Quảng cáo
- Quảng cáo thông qua trang mạng xã hội như facebook, intergram, zalo, …
- Có thể liên hệ với người thân quen ủng hộ và giới thiệu trong giai đoạn đầu.
- Phát tờ rơi (không khuyến khích)
- Thông qua các trang web, blog hay các trang rao vặt chuyên về thời trang.
- Thu hút khách hàng bằng các biển hiệu.
- Treo băng rôn.
2. Khuyến mãi
- Phát hành thẻ khách hàng thân thiết (tích điểm giảm giá).
- Tạo các chương trình khuyến mại giảm giá trong các dịp lễ, ngày đặc biệt.
- Giảm đặc biệt cho những đợt thanh lý.
- Giảm cho những đơn hàng lớn.
- Những sản phẩm khách hàng đã mua rồi có thể đổi lấy sản phẩm khác nhằm tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng, tạo ấn tượng tốt cho cửa hàng.
Lưu ý: Các chương trình giảm giá tùy vào thị trường, giá cả, cũng như nguồn thu chi lúc đó mà đề ra những mức giá sao cho phù hợp.
– Chiến lược cạnh tranh
Nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng từ bỏ đối thủ và đến với cửa hàng của bạn:
- Chiến lược thích nghi cạnh tranh
- Chiến lược phân biệt
- Chiến lược phản ứng nhanh
Về phân phối:
- Cách thiết kế: Nên sử dụng cách phân phối trực tiếp đến tay khách hàng thông qua việc bán hàng trực tiếp hoặc thông qua các gian hàng ảo online, giao hàng tận nơi cho khách hàng có nhu cầu.
- Giao hàng: Ở trên website, cửa hàng nên ghi rõ thông tin về cách thức giao nhận hàng, những địa điểm gần kho hàng, miễn phí vận chuyển thế nào. Hãy để khách hàng có thẻ chuyển khoản ngân hàng.
- Quản lý: Phải luôn chú trọng đến hình ảnh sản phẩm, luôn cập nhật ý kiến của khách hàng. Đơn giản hóa các phương thức thanh toán, tránh giải thích rườm rà, và thao tác quá nhiều khiến khách hàng nản chí. Luôn giữ thái độ niềm nở trong giao tiếp, khéo léo trong cách chấp nhận cũng như từ chối việc mặc cả giá sản phẩm đối với khách hàng. Nếu được, hãy kèm theo các dịch vụ ưu đãi nếu có thể.
Đây chỉ là một số gợi ý về cách xây dựng chiến lược marketing trong lĩnh vực kinh doanh thời trang nhằm giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về việc xây dựng các chiến lược marketing cho riêng mình. Các bạn cũng nên xây dựng thêm các chiến lược marketing khác như facebook marketing, email marketing, video marketing, …
Phát triển bán hàng đa kênh, khai thác tối đa hiệu quả marketing từ cửa hàng đến các kênh online
Sẽ là sai lầm nếu bạn tách biệt chiến lược marketing tại cửa hàng và các kênh online riêng biệt. Thói quen mua sắm của khách hàng không phân biệt đâu là kênh offline, đâu là kênh online, họ chỉ quan tâm đến sản phẩm, nên mua hay không. Do vậy, bạn cần kết hợp hai kênh này để tiếp thị sản phẩm tới khách hàng, càng ấn tượng khách hàng càng nhớ về thương hiệu, sản phẩm của bạn, tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng ra cao hơn.
– Online marketing: giúp shop bạn tiếp cận nhanh chóng tới khách hàng mục tiêu, tăng nhận diện thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng đến cửa hàng hơn.
– Offline marketing: tương tác với khách hàng liên tục, không ngắt quãng
chúc các bạn thành công !!!