Với sự phát triển mạnh mẽ của nền CNTT và đặc biệt là Internet, thị hiếu và hành vi mua sắm của khách hàng đang dần bị chi phối bởi kênh online.
Nắm bắt được thị trường béo bở đó, từ 2013 đến nay; đã có hơn 85% công ty có cái nhìn nghiêm túc cũng như sự đầu tư đúng mức cho mảng trực tuyến này. Song song đó, thị trường lao động trẻ dồi dào hứa hẹn một mảnh đất màu mỡ cho những ai đang theo đuổi con đường digital marketing.
Sau đây chúng tôi xin phép đưa ra một vài cặp phạm trù trong digital marketing, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Digital Marketing là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về digital marketing là gì trước khi đi vào tìm hiểu các cặp phạm trù của nó.
Digital marketing là phương pháp quảng cáo, xây dựng nhận thức và quảng bá thương hiệu hoặc các sản phẩm trực tuyến bằng tất cả các kênh kỹ thuật số hiện có. Nó sử dụng những công nghệ hoặc các nền tảng như website, email, ứng dụng ( cơ bản và trên di động), các mạng xã hội.
Digital Marketing được chia làm 2 phần rất riêng biệt và rõ ràng đó là Online ( Internet Marketing) và Digital Advertising.
Trong đó, có sự phân chia rõ ràng giữa 2 phạm trù cơ bản của Digital Marketing mà chúng ta cần nắm bắt. Chính vì, Online marketing/ Internet Marketing bao gồm các kênh quảng cáo liên quan đến việc đòi hỏi phải online hay buộc phải kết nối mạng internet.
Ngược lại, đối với Digital Advertising thì nó tập trung chủ yếu phát triển dựa trên nền tảng các biện pháp quảng cáo mà trong đó bạn không cần kết nối mạng.
Chính vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào tính chuyên biệt của từng thuật ngữ chuyên nghành quảng cáo đa dạng và có sức mạnh này.
Các cặp phạm trù trong digital marketing
1. Mục tiêu của hoạt động Digital là gì: Bán hàng hay làm thương hiệu?
Để trả lời được câu hỏi đó, chúng ta phải trả lời nhiều câu hỏi nhỏ:
- Vai trò của Digital trong tổng thể Marketing là gì, phối hợp nó với các hoạt động khác như thế nào?
- Điều kiện để bán hàng online là gì?
- Điều kiện để triển khai hoạt động truyền thông thương hiệu là gì?
- Có thương hiệu rồi thì khai thác để bán hàng ra làm sao?
2. Nếu bán hàng, thì bán qua phễu hay bán trực tiếp?
Bán trực tiếp là chạy quảng cáo, ai mua thì mua, không thì lướt.
Bán qua phễu là dùng công cụ gì đó để gom tập khách hàng mục tiêu lại 1 chỗ, rồi sau đó từng bước cung cấp thông tin theo hành trình ra quyết định để thuyết phục mua hàng
3. Chọn bản kế hoạch rủi ro hay bản kế hoạch an toàn? An toàn không có nghĩa là chắc chắn thành công.
An toàn không có nghĩa là ngân sách nhỏ.
An toàn là khi ta có thể kiểm soát được hiệu quả các hoạt động, có nhiều cơ hội để sửa sai và tối ưu nếu có vấn đề xảy ra.
Bản kế hoạch rủi ro, hay còn gọi là bản kế hoạch tham vọng, là bản kế hoạch có nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nếu nó thành công thì kết quả sẽ rất đột phá. Nếu nó thất bại, chi phí tổn thất sẽ khôn lường.
Lựa chọn bản kế hoạch an toàn hay rủi ro là do cá tính và niềm tin của từng người. Bạn có quyền chọn một bản kế hoạch đột phá, nhiều tham vọng, nhưng ít nhất, bạn cũng phải biết plan đó có những cơ hội và rủi ro gì, nếu không bạn còn chả bằng mấy ông đánh đề. Ít nhất, người ta đánh đề cũng biết tỉ lệ thắng của mình là bao nhiêu.
4. Đơn kênh hay đa kênh?
Nên tập trung vào 1 2 kênh hiệu quả nhất, hay phân bổ ngân sách ra nhiều kênh cho nó chuyên nghiệp?
Tùy thuộc vào ngân sách cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn hướng tới thì sẽ chọn lựa một kênh hay nhiều kênh.
Đa kênh chưa hẳn đã hiệu quả mà đơn kênh cũng có thể thành công. Vì thế hãy phân tích các nguồn lực bên trong và các yếu tố môi trường bên ngoài như đối thủ, thị trường, giá cả…để đưa ra phương án tối ưu nhất nhé!
Xem thêm: Mô Hình B2B Là Gì? Tổng Quan Về B2B Tại Việt Nam
Minh Thảo – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: phungthaihoc, carly, nef,…)