Bạn đang tìm hiểu về thiết kế website nhưng chưa hiểu website được thiết kế như thế nào và để thiết kế website chuẩn thì cần làm những gì? Hãy cùng ATPWeb tìm hiểu nhé!
Mục lục
Website là gì?
Theo định nghĩa của Bách khoa Toàn thư tiếng Việt (Wikipedia) thì website được định nghĩa như sau
Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP. Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (website động). Website có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (PHP,.NET, Java, Ruby on Rails…)
Tên miền – Hosting là gì?
Tên miền chính là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền. Tên miền có nhiều dạng như http://www.abc.com/, http://www.abc.net/ hay http://www.abc.com.vn/…
Có những website không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng www.abc.com/xyz hay http://www.xzy.abc.com/ (xzy là tên miền con của tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức http://www.abc.com/) có thể “mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế. Chi phí trả cho một tên miền dạng http://www.abc.com/ khi mua trên mạng là khoảng 10 đô-la Mỹ/năm.
Dịch vụ lưu trữ (hosting, hay host): muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy cập vào website thì dữ liệu phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ – server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet, máy tính này chính là host server. Một host server có thể lưu trữ rất nhiều website cùng một lúc. Nếu máy tính này có sự cố bị tắt trong một thời điểm nào đó thì lúc đó không ai truy cập được những website lưu trữ trên máy tính đó. Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn mua host với dung lượng 10MB (tức chứa được tối đa 10MB dữ liệu), 20MB, 50MB, 100MB hay nhiều hơn
Thiết kế website là như thế nào?
Thiết kế website là công việc bạn xây dựng lên một website có đầy đủ tên miền trỏ về hosting – nơi chứa mã nguồn và data dữ liệu website của bạn.
Thiết kế website không những là công việc liên quan đến back-end (liên quan sâu đến các dòng mã code) mà còn là công việc front-end (liên quan đến bố cục, màu sắc, phối màu và cách hiển thị của các thành phần trên website mà người dùng có thể nhìn thấy trực tiếp)
Hiện nay việc thiết kế website đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ vào mã nguồn mở WordPress và các bộ ứng dụng plugin đa năng kèm theo, vì vậy một người không cần hiểu biết sâu về các ngôn ngữ lập trình web cũng có thể tự tạo cho mình một website cơ bản. Ngoài ra có rất nhiều cộng đồng hỗ xây dựng website bạn có thể tham gia để hỏi đáp tư vấn.
Các khái niệm cơ bản liên quan đến website
Database dữ liệu
Database hay còn gọi là dữ liệu nền tảng hay cơ sở dữ liệu. Một cơ sở dữ liệu là một tập hợp tổ chức các dữ liệu. Đây là bộ sưu tập các lược đồ (Schema), bảng (Tables), truy vấn (Query), báo cáo (Report), và các đối tượng khác.
Đặc điểm của Cơ sở dữ liệu (Viết tắt là CSDL)
Một CSDL là 1 tập hợp DL liên kết với nhau 1 cách logic và mang 1 ý nghĩa nào đó.
Được thiết kế phổ biến cho 1 mục đích riêng có nhóm người sử dụng.
Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, ví dụ với 1 ứng dụng web, sẽ có 3 phần:
1. Phần mã lập trình bởi lập trình viên: Đây là phần giúp website hoạt động theo đúng ý định của người chủ website.
2. Phần dữ liệu đa phương tiện (Media): Là video, Hình ảnh và các file dữ liệu người dùng khác.
3. Phần cơ sở dữ liệu: Là nơi lưu trữ toàn bộ phần nội dung text, là các bài viết mà admin của website đăng lên. Ví dụ như lưu thông tin mô tả sản phẩm, lưu nội dung giới thiệu công ty, lưu thông tin đơn hàng…vv
Giao diện
Giao diện chính là cách bố trí, bố cục các thành phần bên trong trang web như các vị trí thanh menu, sidebar, bố trí các cột, hiệu ứng cuộn trang, màu sắc các tiêu đề và nút,..
Với giao diện thì nhà thiết kế website sẽ có vô vàng cách để bày trí cho đẹp mắt. Bạn có thể ghé qua mẫu giao diện website bán hàng của ATPWeb để tham khảo nhé!
Header
Thành phần này nằm ở vị trí đầu trang web và được hiển thị ở tất cả các trang trong website.
* Các trang trong website là gì? Ví dụ website của bạn sẽ có nhiều trang khác nhau như trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ …
Bên trong header thường chứa những thành phần sau:
- Site ID
- Home link
- Menu điều hướng
- Search box
- Giỏ hàng
- Banner quảng cáo
Footer
Còn gọi là chân trang, nằm ở vị trí cuối cùng của trang web và được hiển thị ở tất cả các trang trong website của bạn.
Chân trang thường chứa các thành phần sau:
– Thông tin bản quyền website
– Link liên kết ngoài
– Menu
– …
Menu
Menu thường nằm ở phần header của trang web và chạy trên mọi trang của website với mục đích giúp cho người dùng vào có thể tự do truy cập các trang khác của website như trang chủ, blog tin tức, cửa hàng, liên hệ…
Sidebar
Sidebar tương tự như menu, cũng có tác dụng liệt kê các liên kết để điều hướng khách hàng tiếp tục truy cập các bài viết liên quan.
Sidebar thường sẽ chứa các thành phần như:
- Thanh tìm kiếm trên website
- Chuyên mục của website
- Các bài viết gợi ý
- Banner quảng cáo
Content area (phần nội dung trang web)
Đây là phần nội dung chính của trang web và chứa thông tin nhiều nhất. Phần nội dung trình bày dễ nhìn, thông tin hay sẽ giữ chân khách hàng của bạn lâu hơn.
Phần nội dung thường chứa các thành phần sau:
– Tiêu đề trang (Page title): thường được đặt ở đầu phần nội dung. Tiêu đề thường có font chữ to và in đậm nhằm cho người dùng biết trang web đang nói về vấn đề gì.
– Breadcrumb navigation (Breadcrumb trails): là thanh điều hướng phân cấp, giúp người dùng biết mình đang ở đâu trên trang web và có thể di chuyển giữa các mục trên trang web một cách nhanh chóng. Bạn để ý những trang tin tức thường có thanh điều hướng này và nó được đặt ở đầu phần nội dung trang. Ví dụ như: Tin tức → Thể thao …
– Phần nội dung chính: phần này có thể chứa bất kì thông tin nào, thông thường website sẽ có phần quản trị hay còn gọi là CMS để bạn có thể nhập nội dung này.
– Paging navigation (điều hướng phân trang): đối với những trang web chứa rất nhiều nội dung như một trang trình bày danh sách sản phẩm hay danh sách bài viết, việc phân trang nhằm giúp giảm tải cho trang web để trang web load nhanh hơn, nó cũng giúp cho người dùng không phải cuộn chuột quá nhiều. Điều hướng phân trang thường được đặt ở đầu, cuối hay cả đầu và cuối trong phần nội dung trang.
– Thanh thông tin: thường được đặt ở đầu hay cuối phần nội dung trang, thanh thông tin thường bao gồm các thông tin như ngày đăng bài viết, tác giả là ai, số lượt xem bài viết …
– Thanh chia sẻ mạng xã hội: bao gồm các nút chia sẻ trang qua các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Google, Twitter …
Nút
Button (nút) là cách để kêu gọi người dùng hành động, khi nhấn vào nút thì tùy vào cách cài đặt của bạn nút có thể tự độn mở ra một liên kết khác hoặc hiển thị một popup thông báo yêu cầu nhập thông tin khách hàng.
Mọi hoạt động marketing quảng cáo website đều có các nút để kêu gọi khách hàng hành động và thu thập thông tin nhằm mục đích bán hàng.
Slider
Thành phần này thường được đặt bên dưới header. Slider phổ biến là hình ảnh, gồm nhiều tấm hình khác nhau nhưng không phải là hiển thị tất cả lên trang web. Slider sẽ có nút điều hướng, giúp bạn có thể di chuyển qua các slide khác. Ngoài ra slide có thể là video.
Slider được thiết kế đẹp sẽ thu hút khách hàng của bạn ngay lần đầu tiên vào trang web. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp slide ở rất nhiều trang web khác nhau.
Bên trong Slide thường chèn thêm nút kêu gọi hành động để khách hàng dễ thực hiện hành động hơn.
Ví dụ: Xem thêm, đặt mua ngay, Xem chi tiết .v.v..
Banner
Từ banner được dùng trong việc quảng cáo như quảng cáo sản phẩm, quảng cáo sự kiện … Banner thông thường sẽ là hình ảnh, được thiết kế bắt mắt nhằm thu hút khách hàng. Các vị trí đặt banner phổ biến như
- Header trang website
- Sidebar chuyên mục
- Banner đặt dọc/ngay ở body của trang web
- Banner trong bài viết cụ thể
- …
Thường Banner sẽ được liên kết đến một sale page hoặc hiển thị ra popop mua hàng yêu cầu KH điền thông tin.
Email marketing
Các website cần phải có thông tin liên hệ đó có thể là
- SDT
- Địa chỉ công ty
- Liên kết mạng xã hội
Email marketing là công cụ giúp cho người truy cập website có thể đăng ký nhận tin mới từ website của bạn bất cứ khi nào có bài viết mới hoặc có tin khuyến mãi về sản phẩm chẳng hạn. Và bạn cần phải cài đặt hệ thống email marketing này để tạo phễu lưu trữ các khách hàng tiềm năng đã truy cập website của mình.
Page
Page còn gọi là trang, trang của một website sẽ có một mục đích nhất định ví dụ
- Trang chủ là trang đầu tiên hiển thị khi khách hàng vào website
- Trang tin tức có mục đích cung cấp các tin tức mà website muốn truyền tải
- Trang cửa hàng sẽ hiển thị ra các sản phẩm kinh doanh
- Trang liên hê sẽ cung cấp thông tin liên hệ của bạn
- …
Blog
Blog chính là một trang của website có mục đích hiển thị ra các bài viết của websie
Post
Post còn gọi là bài viết, đây là thành phần nhỏ nhất những cũng rất quan trọng vì nó cung cấp thông tin giá trị cho khách hàng. Một bài viết chứa từ khóa được nhiều người tìm kiếm sẽ giúp mang về rất nhiều traffic cho website.
Catalories
Catalories là danh mục phân loại nội dung mà website sẽ truyền tải, chẳng hạn website về kinh doanh mỹ phẩm sẽ có các chủ đề (danh mục) về làm đẹp, chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc body,…và mỗi chủ đề này sẽ có các bài viết liên quan.
Tag
Thẻ tag có tính năng tương tự như Danh mục Catalories ở trên nhưng bạn có thể tạo nhiều thẻ tag cho một bài viết để tăng khả năng được người dùng tìm kiếm trên Internet.
Lợi ích khi sử dụng website
Tăng uy tín thương hiệu trên môi trường online
Một công ty doanh nghiệp phải có địa chỉ kinh doanh rõ ràng thì website chính là địa chỉ kinh doanh của các cửa hàng online.
Trên môi trường online việc gặp gỡ trực tiếp bị hạn chế, do đó lòng tin về một thương hiệu nào đó sẽ được khách hàng cân nhắc rất cao.
Vì vậy khi có một website chỉnh chu để khách hàng truy cập sẽ giúp họ đánh giá doanh nghiệp, công ty của bạn cao hơn. Việc đầu tư xây dựng một website thể hiện sự nghiêm túc và tầm nhìn lâu dài của công ty doanh nghiệp.
Điều này không những tạo dựng được lòng tin từ phía khách hàng mà còn thu hút được các mối làm ăn, hợp tác từ phía đối tác.
Nếu bạn muốn xây dựng một website chuyên nghiệp cho mình hãy liên hệ ngay ATPWeb nhé!
Giúp tiếp cận hàng triệu người dùng Internet
Số lượng truy cập tìm kiếm mỗi ngày trên Internet lên đến hàng tỷ lượt, đa số là người dùng tìm kiếm các thứ họ quan tâm và sẵn sàng trả tiền cho điều đó. Và để có thể hút các lượt tìm kiếm này bắt buộc bạn phải có website, vì bộ máy tìm kiếm luôn trả về các website mang lại nhiều giá trị cho khách hàng nhất.
Do đó sở hữu ngay một website từ bây giờ và chăm sóc đầu tư nội dung chất lượng cho nó sẽ thu hút hàng nghìn hàng chục nghìn khách hàng tiềm năng truy cập mỗi ngày. Chỉ cần 1% trong số đó chi trả tiền cho bạn cũng đã tạo ra một nguồn thu nhập lớn trên Internet!
Giá trị gia tăng theo thời gian
Các website có lịch sử hoạt động càng lâu đời, càng có nhiều bài viết giúp ích cho cộng đồng sẽ được Google đánh giá cao và ưu tiên xếp hạng tốt hơn các website khác.
Bạn có thể bắt đầu website từ bây giờ, nhưng đừng nản vì đây là hoạt động đầu tư dài hạn. Bạn hãy đầu tư nội dung thật hay cho đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn, thì chắc chắn rằng trong 1-2 năm tới website sẽ có một vị trí rất lớn trên Internet và thu hút hàng trăm nghìn hàng triệu lượt truy cập. Điều này có thể giúp bạn mang về hàng triệu đến hàng trăm triệu mỗi tháng.
Kênh marketing chủ chốt thu hút khách hàng
Mọi hoạt động marketing online đều cần có một nơi để quảng cáo và chuyển đổi. Và website chính là nơi đó, bạn có thể quảng cáo website trên Facebook để kéo khách hàng về website.
Bạn cũng có thể quảng cáo website trên Google và các trang web hiển thị khác để dẫn link về website. Khi khách hàng truy cập từ các nguồn này họ sẽ đi đến website của bạn để đọc thông tin và mua hàng, đó không thể là một kênh khác vì website tạo lòng tin nhiều nhất cho họ.
Lấy ví dụ từ ATPSoftware, đội ngũ marketing chạy quảng cáo đa kênh từ Google ads, đến Facebook ads và đặt banner hiển thị trên các trang website để dẫn link về trang bán hàng (sale-page) của công ty, tại trang này sẽ hiển thị ra thông tin sản phẩm và các nút để khách hàng đăng ký tư vấn.
Bài viết tổng hợp kiến thức từ nhiền nguồn
Có thể bạn quan tâm:
KINH NGHIỆM CHỌN CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE UY TÍN
Traffic website là gì? Tại sao traffic lại quan trọng? Phân loại các nguồn traffic phổ biến
Bình luận về chủ đề post